Chặng 1 IELTs Trải nghiệm và Kết quả
Tổng kết lại chặng đầu tiên trong hành trình học IELTS của mình. Kéo dài 3 tháng, bắt đầu từ tháng 8.2024 là 5.5, hết chặng là tháng 11.2024 với điểm 6.5
Cách đây hơn 1 năm thì mình có ý định là hay là mình sẽ học IELTS để giỏi tiếng Anh lên, cũng là có một thước đo rõ ràng cho hành trình học tiếng Anh của mình. Mình đã làm thử bài IELTs Reading trên mạng với kết quả của là 5.0. Đây cũng là lần đầu tiên mình tiếp xúc với đề Reading của IELTs, theo cảm nhận của mình khi đó thì đề bài rất dài, có nhiều từ mới làm mình nản chí, cũng có nhiều câu hỏi mình trả lời theo cảm giác. Thế nên sau một thời gian tìm hiểu và cân nhắc, mình đã quyết định phải củng cố vốn từ vựng trước khi bắt đầu luyện đề IELTs để việc học trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Sau hơn 1 năm học từ vựng qua các cách như là học từ mới qua Anki, đọc báo, xem phim hay đọc truyện, mình lại một lần nữa test thử điểm Reading của mình. Sau 3 lần làm kiểm tra thử, điểm của mình đều ở mức 7.0. Điều đặc biệt là ngoài các bài thi thử này ra, thì mình chưa từng làm đề thi Ielts Reading nào, điểm của mình cao lên là nhờ vốn từ vựng của mình đã tăng lên và khả năng đọc hiểu bài tốt hơn. Mình cũng hiểu rằng đây chỉ là bài test thử online nhưng quá trình tìm thấy cách học phù hợp, có thể kiên trì lâu dài, và biết được nhiều thông tin mới qua việc học lại khiến mình rất tự hào về chính mình.
Do đó, bài hôm nay mình sẽ review lại với các bạn về những cách học từ vựng mình đã áp dụng trong hơn một năm qua, cũng như cách mình vẫn đang áp dụng hiện tại.
Nếu bạn nào đã từng tìm hiểu các phương pháp học từ vựng chủ động thì hẳn sẽ không thể không biết đến phương pháp “Spaced Repetition” hay còn gọi là “Phương pháp lặp lại ngắt quãng”. Tức là việc học và ôn lại các kiến thức, từ vựng theo tần suất mức độ phù hợp sẽ giúp não bộ nhớ được các thông tin nhanh và rất lâu. Và một trong những ứng dụng để học theo phương pháp này mà mình thấy hay nhất đó chính là học qua Anki. Những từ bạn đã thuộc rồi, bạn có thể lựa chọn để Anki nhắc lại cho mình học lại sau 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày… Bạn càng thuộc nhiều lần, thời gian nhắc lại sẽ càng xa.
Mình đã dành ra khoảng 2 – 3 tháng để học từ mới, mình đọc các bài đọc trong Reading Challenge (phù hợp với trình độ B1) và chọn khoảng 5 từ mới mỗi ngày trong đó để học với ứng dụng Anki. Kết quả thực sự là rất tốt, hầu như những từ đã học mình đều có thể nhớ được nghĩa và ngữ cảnh sử dụng của nó. Tuy nhiên, có một vấn đề bất tiện đó, mình cũng sẽ cần một chút thời gian chuẩn bị ban đầu cho các thẻ từ vựng để học cho hiệu quả. Cộng thêm việc lặp đi lặp lại hàng ngày các từ như thế này làm cho mình có cảm giác ngày càng chán và không còn nhiều hứng khởi với việc học. Hơn thế nữa, khi ngày càng có nhiều từ mới, thời gian mình phải dành cho việc học trên Anki phải ngày càng nhiều thì mới đảm bảo được việc học cho hiệu quả.
Cuối cùng, mình đã quyết định dừng việc học từ vựng trên Anki. Tuy vậy, mình vẫn khẳng định nếu bạn quyết tâm muốn tăng vốn từ vựng nhanh trong thời gian ngắn, hay thậm chí muốn học thuộc các môn học thuộc khó như bên Y, Dược, Anki là một ứng dụng vô cùng hữu ích.
Tóm lại, mình thấy rằng học từ vựng qua Anki sẽ có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Sử dụng Anki để học từ vựng tiếng Anh trên điện thoại Android. Ưu điểm là đi đâu bạn cũng có thể học được.
Sử dụng Anki để học từ vựng tiếng Anh trên máy tính. Ưu điểm là khi gõ từ vựng thì mình thấy gõ bằng máy tính sẽ dễ hơn so với khi sử dụng điện thoại.
Read Theory là một trang web hoàn toàn miễn phí, cung cấp các bài đọc hiểu dựa trên trình độ kiến thức từ lớp 1 đến lớp 12 của Mỹ. Điều mình thấy đặc biệt ở trang web này so với các trang cung cấp bài đọc tiếng Anh khác là khi bạn đăng ký tài khoản, bạn sẽ được làm một bài kiểm tra để xác định cấp độ của mình. Sau đó, các bài đọc sẽ được tùy chỉnh dựa trên trình độ đọc của bạn, giúp bạn tự động tiếp cận với nội dung phù hợp với khả năng của mình. Các bài đọc không quá dài và khó, tương đối phù hợp với vốn từ vựng của bạn. Sau mỗi bài đọc, sẽ có khoảng 4 – 8 câu hỏi để kiểm tra khả năng đọc hiểu. Nếu bạn trả lời dưới 70% số câu hỏi, bài đọc sẽ được hiển thị lại trong tương lai; ngược lại, trang web sẽ không hiển thị lại nếu bạn đã trả lời đúng hơn 70% câu hỏi. Mỗi câu hỏi đều có đáp án cùng với giải thích chi tiết vì sao lại lại chọn đáp án này mà không chọn các đáp án khác.
Bài đọc được thiết kế chủ yếu cho các bạn học sinh nên nội dung của các bài đọc phù hợp với nhiều người, và rất đa dạng, từ lịch sử, kinh tế cho đến các vấn đề xã hội. Mình thấy Read Theory là một nguồn tài liệu hữu ích để mở rộng vốn từ và biết thêm về nhiều chủ đề. Khi học với ReadTheory, mình không chủ động học thuộc từ vựng như ở Anki mà mình chỉ tra từ mới để biết nghĩa. Với những từ thường xuyên xuất hiện trong các bài đọc, mình sẽ dần dần nhớ được một cách tự nhiên. Còn nếu bạn chăm chỉ, học kết hợp giữa Anki và Readtheory, thì vốn từ của bạn sẽ tăng lên rất nhanh.
Lúc bắt đầu sử dụng Readtheory, trình độ đọc của mình mới chỉ tương đương với học sinh lớp 7. Sau 337 bài đọc trên trang web này, trình độ của mình được đánh giá là mới tương đương với học sinh lớp 9.75. Hiện mình vẫn cố gắng duy trì việc đọc trung bình ít nhất một bài mỗi ngày để vừa biết thêm kiến thức qua các bài đọc, vừa học được thêm các từ mới tiếng anh.
Tóm lại, theo mình Read Theory có các ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Mặc dù nội dung của các bài đọc trên Read Theory rất phong phú, nhưng chúng sẽ tập trung chủ yếu vào các bài viết dạng báo, và cũng có nhiều từ vựng mình phải tra cứu nghĩa sang Tiếng Việt để hiểu ý nghĩa của bài. Mỗi bài đọc trên Read Theory chỉ có khoảng 300 – 600 từ, nhưng mỗi ngày mình cũng chỉ cố gắng đọc trung bình được khoảng một bài là đã thấy chán chán rồi. Một năm qua, mình cũng chỉ đọc được khoảng hơn 300 trăm bài, tương ứng với hơn 300 trang. Do đó, mình chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể đọc được một cuốn sách hay một cuốn truyện tiếng anh mấy trăm trang liền.
Mùa đông năm ngoài, mình tình cờ xem bộ phim hoạt hình “Dược sư tự sự” trên Netflix. Ai ngờ xem được mấy tập thì mới phát hiện muốn theo dõi tiếp nội dung thì phải đọc truyện. Và với bản tính tò mò muốn biết được câu truyện sẽ đi tiếp thế nào, mình đã tải bản tiểu thuyết tiếng Anh của nó về để đọc.
Bất ngờ hơn với mình là, mình đọc bản tiếng Anh nhưng lại thấy rất dễ hiểu, mỗi từ đều được đặt trong bối cảnh mà mình đã tưởng tượng ra nên mình có thể dễ dàng đoán được nghĩa của từ. Kể cả những từ quan trọng phải tra, mình chỉ cần nhấn chuột vào máy đọc sách là có thể biết được nghĩa dễ dàng. Hơn thế nữa, mình chỉ cần tra từ điển Anh – Anh để có thể đoán được ý nghĩa của câu. Khi mình đọc nhiều hơn, hoàn cảnh sử dụng các từ đó cũng xuất hiện nhiều hơn, mình không chỉ nhớ được nghĩa của từ mà dần dần còn nhớ được cả cách sử dụng các từ đó.
Một điều tuyệt vời nhất là mình rất thích đọc truyện nên không hề thấy nhàm chán khi đọc những quyển viết bằng tiếng Anh đó. Chỉ với một chiếc máy đọc sách nhỏ gọn, mình có thể mang đi khắp mọi nơi, luôn tranh thủ đọc khi mình có thời gian rảnh. Từ đó đến nay, mình đã đọc được hơn 15 quyển, mỗi quyển đều có khoảng 200 – 300 trang. Như vậy chỉ trong vòng 6 tháng, số lượng từ tiếng Anh mình đọc vào đã gấp khoảng 15 lần số lượng từ mình đọc trong 1 năm trở lại đây {Trừ những tài liệu mình phải đọc do công việc ^^).
Tóm lại, theo mình đọc sách/truyện mình yêu thích bằng tiếng Anh có ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Nhược điểm
Trên đây là những cách mình đã áp dụng để tăng vốn từ vựng trong vòng 1 năm qua, mỗi cách đều có những ưu nhược điểm của nó. Học với Anki thì học chủ động và tăng vốn từ nhanh; Readtheory cung cấp những bài đọc phong phú đa dạng chủ đề; còn đọc truyện thì mang lại những niềm vui bất tận, không biết chán theo từng con chữ. Mình hiện nay đang chọn tiếp tục đọc bài trên Read Theory kết hợp với đọc truyện để duy trì việc học của mình. Còn bạn thì sao, bạn đang học theo cách nào?
Đăng nhập để có thể bình luận