Chặng 1 IELTs Trải nghiệm và Kết quả
Tổng kết lại chặng đầu tiên trong hành trình học IELTS của mình. Kéo dài 3 tháng, bắt đầu từ tháng 8.2024 là 5.5, hết chặng là tháng 11.2024 với điểm 6.5
Trong công việc hàng ngày, mình nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụng ngữ pháp và từ ngữ một cách chính xác để giao tiếp hiệu quả. Dù bạn có sử dụng Google Translate hay ChatGPT để hỗ trợ viết, việc hiểu rõ các quy tắc này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc kiểm tra và chỉnh sửa tài liệu dễ dàng, chính xác hơn.
Khi có ba mục trở lên trong một câu, bạn nên sử dụng dấu phẩy sau mỗi mục trong danh sách, nhưng không đặt dấu phẩy trước mục cuối cùng mà nên nối bằng từ "and" hoặc "or".
Ví dụ:
- Regulatory Affairs specialists reviewed, corrected, and submitted the registration documents.
(Các chuyên viên đăng ký sản phẩm đã xem xét, chỉnh sửa, và nộp các tài liệu đăng ký).
- Each soft capsule contains 2 mg arachis oil, 1 mg ethanol anhydrous, 2 mg sorbitol, and traces of soya lecithin.
(Mỗi viên nang mềm có chứa 2 mg dầu lạc, 1 mg ethanol khan, 2 mg sorbitol và một lượng nhỏ của lecithin đậu nành)
Ngoại lệ: Trong tên của các doanh nghiệp, dấu phẩy cuối cùng có thể bỏ đi:
Ví dụ:
- Smith, Kline & French (SKF) was an American pharmaceutical company.
Khi có một danh sách các mục trong câu, mỗi mục cần phải là từ loại giống nhau để đảm bảo tính nhất quán và dễ hiểu.
Nên viết:
"The softgel capsule is small, oval-shaped, and transparent."
Phân tích: Các mục trong danh sách:
Tất cả đều là tính từ, đảm bảo tính nhất quán.
Không nên viết:
"The softgel capsule is small, oval-shaped, and with a transparent coating."
Phân tích:
- "Small" và "oval-shaped" là tính từ, trong khi "with a transparent coating" là cụm giới từ, không phải tính từ.
- Các mục trong danh sách không giống nhau về loại từ, khiến câu trở nên thiếu nhất quán và khó hiểu.
Khi viết tiếng Anh, một trong những điều cần lưu ý là bạn nên phân biệt rõ giữa mệnh đề không giới hạn (Non-restrictive clauses) và mệnh đề giới hạn (Restrictive clauses). Sự khác biệt này ảnh hưởng đến cách bạn sử dụng dấu câu và từ liên kết, từ đó giúp câu văn của bạn trở nên mạch lạc, rõ ràng và chính xác hơn
Mệnh đề không giới hạn là những mệnh đề bổ sung thông tin cho câu mà không làm thay đổi nghĩa chính. Những mệnh đề này luôn phải ngăn cách bằng dấu phẩy. Thêm vào đó, khi sử dụng đại từ quan hệ trong mệnh đề không giới hạn, bạn không thể dùng "that".
Ví dụ:
(Paracetamol, mà thường được sử dụng để giảm sốt, không nên được sử dụng cùng với rượu.)
Ở đây, mệnh đề "which is commonly used to reduce fever" chỉ bổ sung thông tin về Paracetamol, nhưng không cần thiết để hiểu câu. Nếu bỏ mệnh đề này đi, câu vẫn hoàn chỉnh.
(Luật Dược 2024, khi một số quy định mới được công bố, sẽ gây ra rất nhiều sự phấn khích cho các nhân viên đăng ký thuốc)
Ở đây "When some new regulations will be announced" là một mệnh đề bổ sung thông tin về Pharmaceutical Law 2024. Mệnh đề này cung cấp thêm chi tiết về thời điểm khi luật được áp dụng, nhưng không phải là thông tin thiết yếu mà câu muốn nói tới. Bạn vẫn hiểu được câu mà không cần mệnh đề này.
Mệnh đề giới hạn xác định thông tin cần thiết trong câu. Vì vậy, mệnh đề này không có dấu phẩy ngăn cách và bạn có thể dùng "that" để làm đại từ quan hệ.
Ví dụ:
(Hãy gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải tác dụng phụ mà không được liệt kê trong tờ hướng dẫn này.)
(Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc mà hiệu quả nhất với tình trạng của bạn.)
Có những câu rất giống nhau nhưng thay đổi sắc thái, ý nghĩa do cách sử dụng dấu câu và đại từ quan hệ. Cùng xem các ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1:
(Đội, vốn chịu trách nhiệm giám sát quá trình sản xuất lô Pilot, hiện đang chuẩn bị để nâng cấp lên lô sản xuất)
⇒ Câu này chỉ ra rằng bạn đang nói về một nhóm đã được xác định trước đó trong ngữ cảnh, và mệnh đề "which has been responsible..." chỉ bổ sung thêm thông tin về công việc của nhóm. Mệnh đề không giới hạn này không làm thay đổi nghĩa chính, và bạn không cần nó để hiểu nhóm nào đang làm việc.
Ví dụ 2:
(Đội mà chịu trách nhiệm giám sát quá trình sản xuất lô Pilot, hiện đang chuẩn bị để nâng cấp lên lô sản xuất)
⇒ Ở câu này, "that has been responsible..." làm xác định nhóm đang làm công việc cụ thể. Đây là thông tin thiết yếu để xác định đúng nhóm mà bạn đang nói đến, nếu có nhiều nhóm khác nhau. Mệnh đề giới hạn này rất quan trọng và cần thiết để câu trở nên rõ ràng.
Khi bạn có hai câu hoàn chỉnh (mệnh đề độc lập) được nối với nhau bằng các liên từ như and, but, or, so, hoặc yet, hãy dùng dấu phẩy trước liên từ đó.
Ví dụ:
(Thuốc nên được bảo quản dưới 30°C, nếu không nó có thể mất đi hiệu quả theo thời gian.)
Dù bạn bỏ dấu phẩy ở giữa câu, câu vẫn đúng về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, dấu phẩy sẽ giúp câu dễ đọc hơn và làm người đọc dễ dàng nắm bắt ý nghĩa của cả hai vế trong câu.
Trong văn viết chính thức, khi hai câu hoàn chỉnh (mệnh đề độc lập) được nối với nhau bằng một trạng từ mà đứng trước mệnh đề thứ hai, bạn cần dùng dấu chấm phẩy (; ), không dùng dấu phẩy (,).
Ví dụ:
Không nên viết:
Một số cách viết khác:
1. Dùng dấu chấm (.) ngăn cách:
"The medication was not effective. Therefore, the doctor prescribed a new one."
2. Dùng "so" (với nghĩa liên từ) thay cho "therefore":
"The medication was not effective, so the doctor prescribed a new one."
Lưu ý:
"Since the medication was not effective, the doctor prescribed a new one."
Khi hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập (câu hoàn chỉnh) không được nối bằng liên từ (như and, but, hoặc so), bạn nên dùng dấu chấm phẩy (; ) để nối chúng lại.
Ví dụ đúng:
Phân tích:
Cả hai mệnh đề này đều liên quan chặt chẽ đến nhau: phần đầu tiên giới thiệu nghiên cứu và phần thứ hai cung cấp kết quả nghiên cứu cụ thể. Mặc dù có thể dùng dấu chấm (.) để phân cách hai mệnh đề, nhưng trong văn bản khoa học hoặc kỹ thuật, dấu chấm phẩy (; ) thường được ưa chuộng hơn vì nó giúp thể hiện sự liên kết và chuyên nghiệp hơn.
Nếu hai mệnh đề độc lập rất ngắn và có cấu trúc tương tự nhau, bạn có thể sử dụng dấu phẩy (",") thay vì dấu chấm phẩy (; ) để ngăn cách chúng.
Ví dụ:
Các câu này thường được sử dụng trong báo cáo ngắn gọn, ghi chú, hoặc slide thuyết trình. Cách viết này giúp câu trở nên súc tích, dễ hiểu mà không cần quá trang trọng.
Cụm phân từ (participial phrases) là một nhóm từ bắt đầu bằng một phân từ (có thể là hiện tại phân từ hoặc quá khứ phân từ). Khi sử dụng cụm phân từ trong câu, bạn cần chắc chắn rằng nó tham chiếu đúng đến chủ ngữ của câu để tránh nhầm lẫn về ai hoặc cái gì đang thực hiện hành động. Cụm phân từ sẽ giúp câu văn mượt mà, nhưng nếu không sử dụng đúng, nó có thể làm câu trở nên khó hiểu.
Ví dụ 1:
Giải thích:
Câu sai đã khiến bạn hiểu nhầm rằng "Studying the effects of the drug" là hành động của "the results" (kết quả). Tuy nhiên, "the scientists" mới là người thực hiện hành động "studying", vì vậy, chủ ngữ chính trong câu phải là "the scientists".
Ví dụ 2:
Sai:
“Having completed the final inspection, the shipments were prepared for dispatch.”
Giải thích:
Trong câu này, cụm phân từ "Having completed the final inspection" không rõ ràng về chủ ngữ thực hiện hành động. Thực tế, chủ ngữ ngầm của "having completed" phải là "the production team" (nhóm sản xuất), chứ không phải "the shipments". Do đó, câu này chưa hợp lý.
Câu đúng:
Giải thích:
Lưu ý:
Nếu muốn giữ chủ ngữ là "the shipments", bạn có thể viết lại câu như sau:
"After the final inspection was completed, the shipments were prepared for dispatch."
Khi viết thư hay văn bản, bạn nên sử dụng câu chủ động để làm cho câu văn rõ ràng, thu hút và ngắn gọn hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ khái niệm về câu chủ động và cách sử dụng nó trong văn thư, đồng thời giải thích về câu bị động và khi nào nên sử dụng nó.
Ví dụ:
Bạn nên ưu tiên sử dụng câu chủ động để viết văn bản mạnh mẽ và rõ ràng, đặc biệt khi bạn muốn nhấn mạnh người thực hiện hành động.
Ví dụ trong email xin việc:
Sử dụng câu chủ động giúp làm nổi bật khả năng và thành tích của bạn, ví dụ: 'I increased the annual sales by 20% at my previous company by introducing a new strategic marketing plan.' (Tôi đã tăng doanh số hàng năm của công ty cũ lên 20% bằng cách giới thiệu một kế hoạch tiếp thị chiến lược mới.)"
Ví dụ:
Passive Voice: "The urgent shipment of vaccines was delivered on time." (Lô vắc xin khẩn cấp đã được giao đúng hạn)
Sử dụng câu bị động trong trường hợp này giúp nhấn mạnh tới kết quả của hành động – việc giao vắc xin đúng hạn – hơn là đội ngũ thực hiện. Điều này thích hợp khi thông tin quan trọng nhất cần truyền đạt là việc vắc xin đã được giao, đặc biệt trong bối cảnh thông tin đến những bên quan tâm đến tiến độ giao hàng chứ không phải là ai đã giao.
Ví dụ:
Passive Voice: "The marketing team was assigned to develop a new campaign by the team leader."Đội Marketing đã được trưởng nhóm giao phát triển một chiến dịch mới."
Trong ví dụ này, việc sử dụng câu bị động là phù hợp để nhấn mạnh rằng nhiệm vụ phát triển chiến dịch mới đã được giao cho toàn bộ đội Marketing, chứ không chỉ đích danh một cá nhân nào.
Trong ví dụ này, cụm "An inspection of the factory for GMP compliance" làm chủ ngữ và "was performed" chỉ hoàn thành câu mà không mang lại thêm ý nghĩa cho câu văn.
"The factory was inspected for GMP compliance last month." (Nhà máy đã được kiểm tra về tuân thủ GMP vào tháng trước.)
Tuân thủ các quy tắc trên sẽ giúp bài viết của bạn trở nên súc tích, rõ ràng và mạch lạc hơn. Nếu bạn quan tâm đến các quy tắc viết trong tiếng Anh, hãy tham khảo cuốn The Elements of Style của E. B. White và William Strunk Jr., một tác phẩm kinh điển hướng dẫn những nguyên tắc cơ bản trong viết lách.
Đăng nhập để có thể bình luận