Nuôi dưỡng sự hứng thú đọc sách của trẻ mầm non
Khám phá cách nuôi dưỡng hứng thú đọc sách ở trẻ mầm non với những phương pháp hiệu quả giúp trẻ tập trung, yêu thích sách và phát triển toàn diện.
Hôm trước, mình có nói chuyện với một người bạn làm quản lý trong một công ty dược. Bạn ấy chia sẻ rằng gần đây khi phỏng vấn các bạn dược sĩ trẻ, thấy rằng khi được hỏi về công việc, dù chưa được làm nhưng các bạn cũng trả lời rất trơn tru và nhiều thông tin. Tuy nhiên, đáng nói là các bạn không thực sự hiểu những điều mình đang nói mà chỉ trả lời một cách máy móc và nhiều khi trả lời với thông tin hoàn toàn không đúng.
Điều này làm mình suy nghĩ rất nhiều về vấn đề bội thực thông tin trong thời đại số. Chúng ta đang sống trong thời đại mà thông tin có sẵn khắp nơi, từ internet, mạng xã hội đến các ứng dụng di động. Một bài post lên mạng xã hội, một lượt truy vấn từ Google, sự tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Nhớ thời 10 năm trước của mình, muốn biết gì cũng chỉ hỏi được một số bạn xung quanh, làm gì cũng phải tự mình bước đi, tự mình thử nghiệm. Nhược điểm là quá trình bước đi rất mệt mỏi và chậm rãi nhưng ưu điểm là tự mình làm nên hiểu rõ từng cái mình làm, lý do mình làm, tại sao cái này lại được và cái kia lại không được. Sự phong phú về thông tin hiện nay trong thời đại số theo mình vừa là thuận lợi vừa là thách thức lớn với mọi người, nhất là các dược sĩ trẻ vừa mới bắt đầu bước chân vào sự nghiệp của mình.
Dễ dàng tiếp cận kiến thức: Nhờ internet, chúng ta có thể dễ dàng truy cập vào vô số tài liệu, bài báo khoa học và các nghiên cứu mới nhất. Điều này giúp các dược sĩ nhanh chóng cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn.
Kết nối với cộng đồng chuyên môn: Mạng xã hội là công cụ tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia, đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm trong ngành. Chúng ta có thể học hỏi từ những chia sẻ, kinh nghiệm của họ và tham gia vào các nhóm thảo luận chuyên môn.
Công cụ hỗ trợ hiệu quả: Với nhiều ứng dụng, phần mềm sẵn có hiện nay, học cách vận dụng phù hợp và linh hoạt, đây sẽ là trợ lý đắc lực của chúng ta.
Thông tin sai lệch: Mạng xã hội và internet không chỉ chứa thông tin chính thống mà còn có rất nhiều thông tin sai lệch. Ví dụ như có một bạn mình hôm trước nhắn tin hỏi mình là bạn ấy có thể nhập các thùng dịch chiết sản xuất ở Hàn Quốc về sau đó đóng gói ở Việt Nam thì sản phẩm bao bì vẫn ghi được là sản xuất tại Hàn Quốc. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại lợi nhuận cao. Mình có hỏi là tại sao bạn ấy định làm thế, thì bạn ấy có nói rằng do xem livestream chương trình các người bán hàng khác giới thiệu thế. Mình gật gù rằng, uh làm thế cũng được nhưng được là khi cảnh sát chưa sờ đến thôi, còn khi cảnh sát vào cuộc thì đó sẽ được coi là hàng lậu, hàng giả đó.
Nhiều thông tin, và rất nhiều thông tin ngắn: Một trong những thách thức lớn nhất là việc phải đối mặt với quá nhiều thông tin, não bộ của chúng ta sẽ dễ dàng bị phân tâm và khó đưa ra lựa chọn xem nên nghe theo nguồn nào. Ngoài ra, có nhiều thông tin không phải sai nhưng lại có tính chất phù hợp với hoàn cảnh, tính cách của mỗi người. Mỗi thông tin sẽ là đúng nếu nó có sự giải thích, dẫn dắt phù hợp. Việc yêu thích tiếp nhận những thông tin ngắn sẽ làm não chúng ta quen với cách tiếp nhận thông tin một cách hời hợt, không sâu sắc, không hiểu bản chất của vấn đề. Ví dụ: Bạn lên mạng sẽ thấy có anh chị thì khuyên rằng học hành cũng chẳng có tác dụng gì nhiều, sau này kiến thức ở trường cũng không sử dụng mấy đâu. Bạn nghe theo, bỏ bê việc học hành của mình và cũng chẳng học tập cái gì khác. Sau đó ra trường, rồi ra trường bạn lại thấy rằng muốn theo ngành Dược lâm sàng hay Nghiên cứu phát triển thì bạn nghĩ rằng mình có thể dễ dàng theo đuổi các ngành này hay không?
Áp lực từ việc phải liên tục cập nhật: Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, của khoa học kỹ thuật và kiến thức mới, chúng ta sẽ luôn thấy được bạn bè chúng ta đang sống cuộc sống như nào, hiểu biết, giỏi giang, lương cao như thế nào. Thế là chúng ta lại quay lại tự trách móc bản thân mình sao cuộc sống, công việc của mình không được như thế, mình có nên đổi ngành, đổi sang nghề khác không?
Sự bội thực thông tin trong thời đại công nghệ số là một con dao hai lưỡi. Nó mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đầy thách thức. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách trang bị cho mình kỹ năng tìm kiếm, học hỏi, đánh giá thông tin một cách cẩn thận thì đó sẽ là một lợi thế để phát triển vượt bậc.
Đăng nhập để có thể bình luận