Bảng so sánh cập nhật giá sản phẩm tự động so với Long Châu
Bảng tự động cập nhật giá sản phẩm trên web của Long Châu và so sánh với giá nhà thuốc, công ty.
Cách đây 2 năm, trong thời điểm cao điểm của đợt dịch Covid-19, nhiều người muốn tự mua bộ test xét nghiệm Covid để thực hiện kiểm tra tại nhà. Đáp ứng nhu cầu này, nhiều nhà thuốc đã nhập về và bán các kit xét nghiệm. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến một số vấn đề khi các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều vi phạm. Cụ thể, có hai loại vi phạm chính: Thứ nhất, một số nhà thuốc, quầy thuốc kinh doanh các kít xét nghiệm chưa được đăng ký. Thứ hai, các nhà thuốc và quầy thuốc không đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh loại sản phẩm này.
Một năm sau đó (kể từ ngày 01/08/2022), thông tư quản lý về trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, mở rộng hơn và cho phép các nhà thuốc bán các bộ test SARS-CoV-2 (test Covid) mà không yêu cầu phải đăng ký đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại B, C, D. Tuy nhiên, mình thấy vẫn có nhiều nhà thuốc và quầy thuốc chưa nắm được hết những loại trang thiết bị y tế nào mà mình có thể bán, loại nào không. Do đó, trong bài viết hôm nay, mình sẽ giới thiệu về các sản phẩm thiết bị y tế được phép bán tại các nhà thuốc và quầy thuốc, nhằm giúp bạn tự tin hơn khi chuẩn bị kinh doanh các sản phẩm thiết bị y tế này.
- Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;
- Thông tư số 05/2022/TT-BYT, thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021.
- Tất cả các trang thiết bị y tế loại A: Được nhận biết chính xác thông qua số đăng ký ghi trên nhãn của thiết bị y tế. Thiết bị y tế loại A thường có số đăng ký và số công bố là: …../PCBA – X (Trong đó X là viết tắt của tên tỉnh thành công bố thiết bị y tế đó, ví dụ: HN - Hà Nội, NĐ - Nam Định).
Ví dụ về một số loại trang thiết bị y tế loại A bao gồm: Xịt mũi, miếng dán hạ sốt, băng cá nhân.
- Các trang thiết bị y tế loại B, C, D được phép bán như hàng hóa thông thường, bao gồm:
Như vậy so với thông tư 46/2017/TT-BYT thì thông tư 05/2022/TT-BYT đã quy định thêm một số loại thiết bị y tế được phép bán như hàng hóa thông thường là: máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu (có pin); test tự xét nghiệm HIV và test Covid. Tuy nhiên, các kít xét nghiệm Cúm A, B (thường được phân loại là trang thiết bị y tế loại C) vẫn chưa được phép bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc như hàng hóa thông thường.
Việc mua bán các trang thiết bị y tế này không yêu cầu đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế, tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ các quy định về đăng ký của bộ y tế, và quy định bảo quản, lưu giữ và vận chuyển theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.
Các loại trang thiết bị y tế khác mà không được liệt kê ở trên sẽ yêu cầu thực hiện công bố đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại B, C, D trước khi được phép tiến hành kinh doanh.
Như vậy các loại thiết bị y tế nhóm A và một số loại thiết bị y tế nhóm B, C, D sẽ được phép bán mà không cần làm giấy đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế, còn lại sẽ cần làm giấy phép. Mình hy vọng rằng thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm thiết bị y tế tại các nhà thuốc và quầy thuốc. Việc nắm vững các quy định và liên tục cập nhật các quy định mới này không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo sự tin tưởng và an toàn của khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm y tế quan trọng này.
Đăng nhập để có thể bình luận