Bản đồ hướng nghiệp cho dược sĩ: Đảm bảo chất lượng
Nhiệm vụ, kiến thức, kĩ năng cốt lõi và tính cách phù hợp với vị trí đảm bảo chất lượng
Nhận thấy rằng có rất nhiều dược sĩ quan tâm đến các công việc trong ngành Dược nên mình tạo ra chuỗi các bài viết với tên gọi Bản đồ hướng nghiệp cho các dược sĩ.
Series này được mình thiết kế để giúp các dược sĩ mới ra trường khám phá các lựa chọn nghề nghiệp trong ngành dược. Chuỗi các bài này dự kiến gồm 4 phần như sau:
PHẦN 1: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
PHẦN 2: HIỂU VỀ CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH DƯỢC
PHẦN 3: KẾT NỐI BẢN THÂN VỚI CÁC VỊ TRÍ TRONG NGÀNH DƯỢC
PHẦN 4: PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP
Nếu nghiêm túc tìm hiểu và hành động, mình tin rằng thông qua chuỗi các bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của bản thân, các yêu cầu với vị trí nghề nghiệp và có thể đưa ra quyết định phù hợp hơn với mình tại thời điểm này.
Hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp tích cực của mọi người.
PHẦN 1: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Để làm tốt một nghề, theo mình cần phải dựa trên ba yếu tố chính là kiến thức, kỹ năng và tính cách.
Kiến thức là nền tảng cơ bản cho bất kỳ công việc nào. Nó bao gồm thông tin, hiểu biết và sự thông thạo về lĩnh vực hoặc ngành nghề mà bạn đang theo đuổi hoặc muốn theo đuổi. Kiến thức có thể được tích lũy qua giáo dục chính quy, đào tạo nghề, tự học, và kinh nghiệm thực tế.
Mỗi vị trí chuyên môn sẽ đòi hỏi 1 loại kiến thức khác nhau. Kiến thức trong ngành Dược, mình có thể tạm chia thành một số loại chính như:
Kỹ năng liên quan đến khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả. Kỹ năng có thể chia làm bốn loại:
Kỹ năng làm việc với con người – People Skills (như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm)
Ví dụ: Đối với trình dược viên, "People Skills" bao gồm kỹ năng giao tiếp hiệu quả để trình bày thông tin về sản phẩm một cách rõ ràng và thuyết phục, kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các bác sĩ và nhà thuốc, cũng như khả năng đàm phán và thuyết phục để đạt được các mục tiêu bán hàng và tăng doanh số.
Kỹ năng làm việc với dữ liệu – Data Skills (kỹ năng phân tích, xử lý vấn đề)
Ví dụ: Trong digital marketing ngành dược phẩm, "Data Skills" có thể là phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả chiến dịch, dự đoán để tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị trong tương lai.
Kỹ năng làm việc với sự vật – Things Skills (làm tốt với máy móc, công thức, nguyên liệu,…)
Ví dụ với Kiểm nghiệm viên: Thing Skills như sử dụng và bảo trì thiết bị High Performance Liquid Chromatography (HPLC). Kỹ năng này bao gồm hiệu chuẩn máy, chuẩn bị mẫu phân tích, và giải thích các kết quả, đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng trong phòng thí nghiệm.
Kỹ năng làm việc với ý tưởng – Idea Skills (làm thế nào để nhận diện vấn đề, giải quyết vấn đề, nhận diện cơ hội,..)
Ví dụ như trong Nghiên cứu phát triển: Viagra được Pfizer phát triển để điều trị cao huyết áp nhưng trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, Pfizer phát hiện tác dụng phụ của thuốc là cải thiện chức năng cương dương ở nam giới. Nhận thấy được cơ hội nay, Pfizer đã nghiên cứu và biến tác dụng phụ của Sildenafil thành tác dụng chính. Và Viagra đã trở thành một trong những loại thuốc bán chạy nhất và tạo ra doanh thu lớn cho Pfizer.
Đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến cách bạn tương tác với môi trường làm việc và đồng nghiệp, cũng như cách bạn đối mặt với áp lực và thách thức công việc. Một số đặc điểm tính cách có thể giúp bạn phù hợp hơn với một số loại công việc cụ thể. Ví dụ, tính kiên nhẫn và tỉ mỉ sẽ rất có lợi trong công việc đòi hỏi sự chính xác cao như kiểm nghiệm, trong khi tính cách hướng ngoại có thể hữu ích trong các nghề liên quan đến trình dược viên hoặc tư vấn viên.
Theo phân loại tính cách dựa trên bài test MBTI (Myers – Briggs Type Indicator), mọi người được chia thành 16 nhóm tính cách dựa trên cách mà mỗi người tương tác với thế giới, ra quyết định và thu nhận thông tin.
Tùy từng vị trí nghề nghiệp, thì mức độ quan trọng giữa kiến thức, kỹ năng và tính cách sẽ là khác nhau. Một điều chắc chắc là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức, kỹ năng, và tính cách không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà còn góp phần vào sự hài lòng và thành công lâu dài trong nghề nghiệp. Việc tự nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong từng yếu tố này sẽ giúp bạn xác định các lĩnh vực cần được cải thiện để phát triển sự nghiệp của mình một cách tốt hơn.
Trong các tài liệu mình đã đọc về việc khám phá bản thân để tìm kiếm công việc phù hợp, có lẽ “Flower Diagram” được giới thiệu trong cuốn sách “What color is your parachute?” của Richard N.Bolles là công cụ đơn giản và hiệu quả nhất để vẽ ra được bức tranh về công việc lí tưởng mà mình yêu thích. Đây là một trong những cuốn sách hướng nghiệp bán chạy nhất trên thế giới, nếu có điều kiện và có khả năng đọc tiếng Anh, bạn nên tìm đọc bản gốc của tác giả, bạn sẽ có thêm thông tin và hướng dẫn chi tiết về cách để điền các thông tin trong "Flower Diagram" này.
Trong chuỗi bài viết này, mình sẽ áp dụng “Flower Diagram” nhưng được điều chỉnh theo kinh nghiệm của mình để phù hợp hơn với thực tế và chính xác hơn với các công việc của dược sĩ.
Để làm tốt công việc của mình, chúng ta cần ít nhất 03 yếu tố như mình đã mô tả ở trong bài 1. Đó là kiến thức, kĩ năng và tính cách. Đó cũng là 03 giá trị cốt lõi mà nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ở ứng viên. Đáp ứng được 03 giá trị này, cánh cửa làm việc đã đang rộng mở trước mắt bạn.
Tuy nhiên để được hạnh phúc và thỏa mãn với công việc mình đã chọn, chúng ta cần nhiều hơn thế. Chúng ta sẽ cần đánh giá thêm 05 khía cạnh sau:
Một điều nên chú ý chính là, 3 yếu tố cốt lõi: kiến thức, kĩ năng và tính cách bạn càng tốt, phù hợp bao nhiêu, thì càng mang lại lợi thế bấy nhiêu để bạn có quyền chọn lựa 5 giá trị sau bấy nhiều. Và ngược lại, bạn càng có ít lợi thế, thì càng có ít sự lựa chọn.
Những bài tiếp theo, mình sẽ cùng các bạn khám phá cụ thể 08 khía cạnh công việc yêu thích của mình và cách lựa chọn điều gì là quan trọng nhất với mình.
Bài tiếp theo: Dược sĩ và Kiến thức, lĩnh vực yêu thích
Đăng nhập để có thể bình luận